Phiên chợ không ồn ào, tấp nập và hướng tới việc giảm thiểu rác thải nhựa - Ảnh: AN VI
Phiên chợ nằm nép mình trước sân trường Trường mầm non Hải Âu Bay (quận Phú Nhuận, TP.HCM), chợ không có tên và thời gian bán cố định.
Bởi đây là phiên chợ theo mùa, một năm chỉ đôi ba dịp của những người làm vườn và người chế biến tự mang đồ mình trồng được, làm được đi bán.
Có gì bán nấyNhiều người lần đầu ghé không nghĩ đây là một phiên chợ. Bởi hàng hóa được bày ra rất ít, cách thức bày trí thô sơ. Địa điểm cũng là nơi mượn tạm trường học trong những ngày học sinh được nghỉ.
Vừa vào ngay đầu chợ là gian hàng của nhóm bạn trẻ từ Đà Lạt tự chế biến các loại nước trái cây lên men. Vào trong một chút lại có tấm bàn nhỏ xíu, kê chừng 10 bịch hạt điều nhà trồng rồi chế biến đem đến bán.
Thậm chí có quầy bán mủ trôm nhưng nếu khách muốn ăn liền thì chị chủ vẫn có sẵn chén và đá để làm cho khách.
Tại một sạp bán mủ trôm, nếu khách muốn thưởng thức, chị chủ có sẵn chén và đá để chế biến - Ảnh: AN VI
Gia đình anh Nguyễn Khắc Huy (35 tuổi, ngụ Đồng Nai) đem tới phiên chợ này ba nải chuối, vài trái đu đủ, vài củ khoai mỡ… Đó là những gì khu vườn nhỏ của anh có để mang đến đây bán.
Anh Huy cho biết mình là một trong những người đầu tiên lập ra phiên chợ này, đến nay đã kéo dài được bảy năm. Thế nhưng số lần họp chợ rất ít, bởi mỗi năm chỉ họp vài lần.
Sạp của anh Huy bán những nông sản thu hoạch được từ khu vườn của mình ở Đồng Nai - Ảnh: AN VI
“Vườn của gia đình tôi cũng như nhiều người ở đây thường có quy mô nhỏ, không sử dụng hóa chất, khép vòng vây đa dạng các loại cây trồng và hướng đến sự tự chủ về lương thực thực phẩm.
Đây không hẳn là dịp buôn bán mà còn là cơ hội để những người làm vườn chúng tôi vừa gặp nhau, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển vừa gặp khách, Bệnh hiểm nghèo không cần chuyển tuyến vừa tranh thủ xuống phố có việc gì cần thì làm” - anh Huy chia sẻ.
Với chị Trần Thị Mỹ Phương (25 tuổi, bột mì hoặc gạo ngụ Đà Lạt) bán tắc ngâm cùng nhiều loại nước trái cây lên men, Hoa hậu Thanh Thủy sẽ diễu hành cùng ông già Noel ở Đà Nẵng đây là một trong những dịp chị mong chờ nhất trong năm.
Chị Phương cho biết ở Đà Lạt vẫn có những phiên chợ để bán các sản phẩm tự làm như thế này, nhưng không khí không giống ở đây. “Đó là lý do tôi từ Đà Lạt về đây họp mặt cùng mọi người. Ngoài ra, đây cũng là dịp tôi về lại thành phố thăm người thân, bạn bè, mời họ tới lựa những sản phẩm sạch mà mình tự làm”, chị Phương chia sẻ.
Bán đong trong chai, lọNgười đến chợ đều là khách quen của các chủ vườn, một số khách biết phiên chợ qua mạng xã hội nên tới tìm hiểu thử. Gọi là đi chợ nhưng có người muốn mua đồ cũng không mua được, vì chưa chuẩn bị trước dụng cụ để đựng mang về.
Mọi người trong phiên chợ đều bán theo hình thức đong trong chai lọ, hoặc đựng vào túi giấy - Ảnh: AN VI
Anh Khắc Huy cho biết mọi người đều bán theo hình thức đong trong chai lọ, hoặc đựng vào túi giấy. Nếu khách mua ít thì để khách tự cầm tay mang về, hạn chế tối đa rác thải nhựa.
Ở một số sạp bán rượu trái cây, mật mía, bơ đậu phộng… người bán sẽ chuẩn bị vài lọ thủy tinh khoảng 100ml. Số lượng lọ có hạn nên mọi người được khuyến khích tự cầm theo dụng cụ của mình đến mua.
Khách hàng được khuyến khích tự chuẩn bị vật dụng đựng thực phẩm - Ảnh: AN VI
Như hai vợ chồng chị Hồ Thị Bích Hạnh (33 tuổi) và anh Lê Anh Tài (36 tuổi) dù đi khá xa từ quận 7 đến nhưng vẫn xách theo chai lọ lỉnh kỉnh. Ở phiên chợ lần trước, anh chị dù rất thích nhưng chẳng mua được gì do không mang theo đồ đựng.
Chị Hạnh nhớ lại: “Lúc đó tôi thấy trên mạng có phiên chợ bán đồ sạch, đằng sau đó còn là câu chuyện thú vị của các chủ vườn nên đến trải nghiệm thử. Thật sự rất thích. Đi lần đầu tưởng có bịch sẵn như chợ bình thường, ai dè ở đây không ai cho bịch đựng nên đành về không”.
Vợ chồng chị Hạnh, anh Tài chuẩn bị theo rất nhiều lọ để mua mật mía - Ảnh: AN VI
Lần này vợ chồng chị Hạnh mang theo 3-4 chai nhựa loại 1,5 lít để mua nước trái cây, thêm vài cái lọ để mua thêm bơ đậu phộng và mật mía. Chị còn thủ sẵn thêm ít túi giấy để ưng gì là gom ngay.
Chị Trần Thị Thúy Ngân (25 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) lần đầu tới phiên chợ do tình cờ biết trên mạng xã hội, chưa đọc rõ quy định nên tới tay không.
Chị đi vào cuối ngày nên chai lọ và đồ đựng của các chủ vườn đã hết. Vậy là cô gái này quyết định mua rồi cầm tay về nhà.
Chị Thúy Ngân và bạn không mang theo đồ đựng nên quyết định cầm tay mang sản vật ở chợ về - Ảnh: AN VI
Chị Ngân ưng nhất là các loại rau củ tươi ở đây. Cầm trên tay trái đu đủ vừa mua, chị nói nhìn nó hơi nhỏ nhưng rất chắc, giá khá rẻ, đặc biệt chủ vườn cam đoan không hề dùng thuốc mà để trái lớn tự nhiên.
Có những sản phẩm phải đong vào chai, lọ, lần này mua không được nên chị Ngân đã xin số điện thoại của chủ vườn để đặt hàng vào lần sau.
“Tôi thấy cảm giác mua sắm ở đây khá đặc biệt, không khí yên tĩnh chứ không xô bồ như nhiều phiên chợ khác. Ai cũng thân thiện, thực phẩm đều là tự làm, tự trồng nên rất an tâm về chất lượng”, chị Ngân nói thêm.
Nhiều người bán thừa nhận các sản phẩm không sử dụng hóa chất khi trồng trọt và chế biến nên sẽ không bảo quản được lâu. Vì thế luôn dặn khách dùng nhanh trước khi hết hạn.
Đây là phiên chợ cuối trong năm nay mà anh Huy, chị Phương cùng nhiều chủ vườn khác tổ chức. Dự kiến tới đầu mùa mưa năm sau, khi cây ra trái, rau tươi mọc đều sau vườn mọi người sẽ lại gặp nhau.
Họ sẽ lại kể nhau nghe câu chuyện vườn tược, mùa vụ giữa thành phố náo nhiệt này.