Cập Nhật:2024-12-20 19:27 Lượt Xem:102
Trung QuốcLàm công chức tại Bắc Kinh là mơ ước của nhiều người nhưng Chu Quan Cảnh đã từ bỏ công việc này để chăm sóc cho chủ nhà cũ.
Chu Quan Cảnh sinh năm 1976 tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, vốn nổi tiếng học giỏi nhất vùng. Đến trung học phổ thông, Chu đỗ vào trường chuyên cách nhà 30 km. Thời gian đầu, cậu đạp xe đi học nhưng hai năm cuối cấp, sợ di chuyển xa ảnh hưởng tới việc ôn thi, Chu xin bố mẹ ở trọ.
Nhà nghèo, bố mẹ chỉ cho 20 tệ, Chu hỏi khắp nơi nhưng không ai đồng ý cho thuê mức giá đó. Định bỏ cuộc, chàng trai gặp được bà Học Tú, người có căn nhà nhỏ gần trường và cho anh ở miễn phí.
"Tôi dặn mình sau này phải đền đáp công ơn của bà", Chu Quan Cảnh kể.
Hiện tại, dù công việc bận rộn nhưng có thời gian rảnh là Chu Quan Cảnh lại tới thăm và chăm sóc cho chủ nhà cũ, bà Học Tú. Ảnh: 163.com
Chu tìm hiểu cuộc sống của Học Tú và biết bà mất chồng khi còn trẻ, một mình nuôi con trai nhưng sau đó người con cũng mất. Sau khi con dâu tái hôn, bà lại nuôi cháu gái, khi đó mới hơn hai tuổi.
Dù cuộc sống vất vả nhưng bà Học Tú đối xử rất tốt với Chu Quan Cảnh, coi cậu như con trai của mình.
Hàng ngày, người phụ nữ này dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Thời điểm Chu ôn thi đại học, bà thường xuyên nấu cháo đêm rồi giục ăn vì sợ chàng trai thiếu chất. Trước khi Chu đi ngủ, D oán XSHCM hm nay bà thường đun nước nóng cho anh rửa mặt, á gà casino 67 ngâm chân. Tới mùa đông, d oán xsmb minh ngc hm nay thấy ga trải giường của cậu học sinh quá mỏng, bà lại nhặt nhiều rơm phơi khô, vò cho mềm rồi nhét thêm vào chăn cho Chu giữ ấm.
Nhận được sự giúp đỡ của bà Học Tú, Chu luôn chủ động làm việc nhà nhưng bà thường ngăn cản, nhắc anh chú tâm để thi đỗ đại học.
Nhờ sự chăm sóc "chu đáo hơn bố mẹ đẻ"- như cách Chu ví von về người chủ nhà- năm đó anh đỗ thủ khoa vào Đại học Nhân dân Trung Quốc.
Ngày Chu nhập học, biết gia cảnh chàng trai khó khăn, bà Học Tú đã dùng 1.200 tệ tiết kiệm nhiều năm đóng học phí cho anh. Chu rất xúc động và hứa rằng, sau này anh sẽ báo đáp với tư cách của người con trai.Tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, Chu trúng tuyển công chức tại Bắc Kinh,dàn de 20 số khung 3 ngày 247 làm việc trong Ủy ban nhân dân thành phố. Mỗi tháng nhận được lương, anh đều trích 600 tệ giúp bà.
Năm 2001, Chu nhận được điện thoại báo bà Học Tú bị bệnh nặng. Sau khi biết bà mắc bệnh tim và có thể ra đi bất kỳ lúc nào, Chu xin nghỉ việc, về quê chăm sóc người phụ nữ từng cưu mang mình.
"Dì Học Tú khi đó không có ai chăm sóc, cháu gái còn quá nhỏ cũng cần người nuôi dưỡng", Chu giải thích cho hành động năm đó.
Ban đầu chủ nhà cũ từ chối sự giúp đỡ, khuyên Chu nên nghĩ tới tương lai mà quay trở lại công việc tại Bắc Kinh. Nhưng chàng trai khi đó chỉ đáp: "Con còn trẻ vẫn còn nhiều cơ hội. Nhưng nếu không báo đáp lòng tốt của dì lúc này, e rằng sẽ không còn cơ hội nữa".
Chu bắt đầu làm việc nhà, nấu ăn, hàng ngày đưa bà Học Tú đi tập thể dục, khám bác sĩ. Anh còn dùng tiền tiết kiệm đóng học phí cho cháu gái bà cũng như viện phí của người phụ nữ này. Suốt 9 năm, Chu tiêu hết 30.000 tệ tiền tiết kiệm, còn vay thêm 100.000 tệ từ bạn bè. Để duy trì cuộc sống, anh làm vài công việc thời vụ cũng như dạy học cho bọn trẻ trong khu.
Cũng nhờ sự kèm cặp của Chu mà cháu gái bà Học Tú sau này cũng trở thành học sinh xuất sắc.
Ban đầu, vì sợ cha mẹ phản đối "bỏ việc đi chăm người lạ", Chu giấu gia đình và chỉ bị phát hiện sau đó ba năm. Khi bị mẹ mắng là "Đứa con bất hiếu", Chu trả lời: "Nếu không có dì Chu, con đã không thể vào được đại học". Nghe vậy, bố mẹ anh không còn phản đối nữa.
Năm 2010 khi cháu gái bà Học Tú lớn hơn, có thể tự chăm sóc bà mình, Chu bắt đầu lên lại kế hoạch cho tương lai. Sau nửa năm ôn thi, anh trúng tuyển cao học Đại học Dân tộc trung ương. Tốt nghiệp, Chu thi đỗ công chức và trở về Sơn Đông làm việc.
"Tôi muốn về quê làm việc là tiện đến thăm dì Học Tú, cũng như chăm sóc bố mẹ", anh nói. Do có năng lực xuất sắc, sau vài năm làm việc Chu đã lên chức Trưởng phòng pháp chế của Ủy ban nhân dân thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông.
Dù công việc bận rộn nhưng cứ khi nào rảnh rỗi, Chu lại tới nhà thăm dì Học Tú. Việc làm này của anh tới năm 2017 mới được cấp trên biết tới và tiến cử vào danh sách "Người tốt của Trung Quốc". Năm 2018, Chu Quan Cảnh là một trong 10 gương mặt tiêu biểu của "Người Sơn Đông sống tốt".
Chu cho hay, từ trước tới nay anh không quan tâm tới danh hiệu mà chỉ mong muốn phụng dưỡng dì Học Tú thật tốt. Tới giờ người đàn ông này vẫn luôn coi bà như người mẹ thứ hai của mình.
"Dì đã cho tôi tình yêu thương ở thời điểm khó khăn nhất. Tôi luôn cảm ơn vì cuộc đời đã cho mình tới hai người mẹ", Chu Quan Cảnh nói.
Vy Trang (Theo 163.com)
Trang Trước:Bé trai bị lưỡi câu móc vào mắt
Trang Sau:Có nên dùng chung ly uống rượu?