vuasanca
Vị Trí:ty so va ty le ca cuoc > vuasanca > 'Đừng sợ Huế quá tải khách' khi lên thành phố trực thuộc trung ương
'Đừng sợ Huế quá tải khách' khi lên thành phố trực thuộc trung ương

Cập Nhật:2024-12-20 19:27    Lượt Xem:128

'Đừng sợ Huế quá tải khách' khi lên thành phố trực thuộc trung ương

Thay vì lo Huế quá tải, ngành du lịch cần thực hiện các biện pháp để quản lý, giúp Huế ngày càng đông khách nhưng vẫn giữ được bản sắc, theo chuyên gia.

Ngày 30/11, Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Thông tin khiến người dân Huế và cả nước vui mừng, nhưng cũng lo ngại.

Nguyễn Thùy Trang, 34 tuổi, cùng chồng và con gái có chuyến du lịch đến Huế hè năm nay. Nữ du khách đến từ Hà Nội cho biết chuyến du lịch như "trở về quá khứ" khi tận hưởng cuộc sống chậm rãi của người dân địa phương, ghé thăm Đại nội, các lăng tẩm. Trang và nhiều du khách từng đến Huế lo ngại khi lên thành phố trực thuộc trung ương, nơi này sẽ nhận được nhiều đầu tư, nâng cấp dẫn đến phát triển ồ ạt, lượng khách đổ xô đông làm mất đi nét trầm mặc, bản sắc vốn có của đất cố đô.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong lần trả lời VnExpress trước đó cho rằng đây là cơ hội để Huế khôi phục vị thế đã có, từng bước sánh ngang với Hà Nội và TP HCM.

Giám đốc sở Du lịch Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phúc cho biết Huế sẽ được ưu tiên về cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đây cũng là lợi thế để ngành du lịch tạo ra các sản phẩm mới thu hút khách và là cơ hội để du lịch địa phương phục hồi.

Năm 2025, Huế đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia với kỳ vọng thu hút lượng lớn khách trong và ngoài nước ghé thăm. Hiện tại, tệp khách chiếm đa số tại Huế là châu Âu. Trong thời gian tới, Huế vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng thêm các dòng khách. Ngành du lịch địa phương cũng sẽ hướng đến phát triển bền vững, thông minh và có quy hoạch rõ ràng khi lên thành phố trực thuộc TW.

Đại Nội Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Đại Nội Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Theo ông Phúc, Huế có lợi thế về thiên nhiên, biển, đầm phá, núi đồi, nghề thủ công truyền thống giúp hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch xanh, gắn liền với thiên nhiên. Bên cạnh đó, cố đô có những điểm cộng mà ít tỉnh thành khác có được: di sản, ẩm thực cung đình.

Theo Cục Du lịch quốc gia, Huế là địa phương duy nhất trên cả nước có 8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận. 6 di sản riêng thuộc Huế là Quần thể di tích cố đô Huế, Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh. Huế cũng đồng sở hữu hai di sản chung với các địa phương khác là Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ.

"Huế là điểm đến dễ tiếp cận với du khách", CEO Lux Group Phạm Hà cho biết. Huế có sân bay Phú Bài, có ga tàu hỏa, d oán x s gia lai hm nay có cảng biển quốc tế Chân Mây và hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh thành.

Du khách xem biểu diễn võ thuật trong Đại nội Huế. Ảnh: Phước Tuấn

Du khách xem biểu diễn võ thuật trong Đại nội Huế. Ảnh: Phước Tuấn

Với những yếu tố trên, bit88 club Huế không chỉ là điểm đến thu hút khách quốc tế mà cả khách nội địa. Người dân Việt Nam cũng rất thích đến Huế, xex để "xem vua chúa ngày xưa sống như thế nào", theo CEO Nguyễn Tiến Đạt của công ty du lịch AZA Travel.

Đến nay, lượng khách quốc tế đến Huế không đông, khoảng hơn một triệu lượt trong 10 tháng đầu năm, thấp hơn so với 3,5 triệu lượt khách của "hàng xóm" Đà Nẵng.

Huế lên thành phố trực thuộc TW là điều đáng mừng và có nhiều cơ hội để ngành du lịch địa phương phát triển. Nhưng chúng ta không nên lo Huế quá tải hay mất bản sắc, mà nên làm sao để Huế thu hút được nhiều du khách hơn nữa. "Tôi đang lo Huế ít khách quá", CEO Phạm Hà nói.

Ông Đạt của AZA Travel nhận định Huế có lợi thế về di sản, nhưng thiên về "điểm tham quan" thay vì "điểm du lịch". Với khách du lịch, điểm tham quan là nơi đến một lần, để xem nơi đó có gì và không cần thiết phải quay lại thường xuyên. Nhưng nếu là điểm du lịch, như Đà Nẵng, họ sẽ thường xuyên quay lại để nghỉ dưỡng, khám phá. Đó cũng là lý do dù nằm cạnh nhau, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng luôn nằm trong top đầu cả nước nhưng Huế lại khiêm tốn hơn.

Huế chỉ có mùa khô và mùa mưa, yếu tố thời tiết cũng là lý do khiến điểm đến này ít khách. Mùa mưa ở Huế trùng với mùa cao điểm du lịch khách quốc tế đến Việt Nam,ty so va ty le ca cuoc từ tháng 10 đến tháng 3. Theo nhận định của nhiều người, mùa mưa ở Huế "rất buồn". "Ngay cả khi không phải mùa mưa, đến Huế cũng rất buồn vì không có nhiều thứ để chơi như các điểm du lịch nổi tiếng khác", Nguyễn Thảo Nguyên, du khách 30 tuổi, từng đến Huế hai lần cho biết.

Theo các chuyên gia du lịch, Huế cần tạo thêm các sản phẩm du lịch đêm và tăng tính trải nghiệm, kích cầu, quảng bá du lịch nhiều hơn nữa đến du khách để thay đổi quan điểm về Huế, đặc biệt trong mùa mưa.

Ông Phạm Hà cho biết dù nằm ở cạnh Quảng Nam và Đà Nẵng, nhưng Huế chỉ là điểm đến trong ngày của du khách. Nhiều khách hàng của ông chia sẻ "đến Huế buồn", không có nhiều thứ để chơi nên không có nhu cầu quay lại. Trung bình khách quốc tế đến Huế chỉ 1,5 ngày và hầu hết đều đi trong ngày, đến Đại nội tham quan rồi tối lại quay về Hội An hoặc Đà Nẵng.

Hiện tại, du khách đến Huế chủ yếu là ghé thăm Kinh thành Huế và lăng tẩm. Trong khi đó, Huế có rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác như tắm khoáng nóng, trekking tại vườn quốc gia Bạch Mã hay ghé đầm phá Tam Giang chưa được quảng bá rộng rãi.

Ngành du lịch Huế cũng cần "cởi mở hơn" để phát triển du lịch và thu hút khách quốc tế, điều mà Đà Nẵng đang làm rất tốt, theo ý kiến của nhiều chuyên gia. "Giống như Việt Nam nên học theo hàng xóm Thái Lan làm du lịch, Huế cứ theo Đà Nẵng hút khách là được", Giám đốc một công ty lữ hành chuyên dẫn khách quốc tế đến miền Trung có trụ sở tại Hà Nội chia sẻ.

Nguyễn Thị Ngọc Trân, hướng dẫn viên du lịch tại Huế, cho biết thành phố phát triển song song về cả dịch vụ du lịch và kinh tế, chia theo hai bờ bắc - nam. Do đó, khi Huế lên thành phố trực thuộc TW, nơi này vẫn giữ được bản sắc vốn có là thành phố di sản. "Tôi không quá lo ngại Huế sẽ mất đi sự cổ kính hay bản sắc vì các di tích lịch sử đã được quy hoạch và bảo tồn tốt", Ngọc Trân nói.

Trân cho rằng để chuẩn bị lên thành phố trực thuộc TW, Huế cần khắc phục 4 yếu tố đang tồn tại để điểm đến hút khách hơn nữa. Hiện tại, tình trạng chặt chém tại Huế không nhiều như những nơi khác nhưng vẫn tồn tại, nhiều người bán hàng chỉ cần nghe khách nói giọng từ các tỉnh khác là bán giá cao hơn. Tình trạng bán hàng rong tại các khu, điểm du lịch vẫn còn. "Bộ mặt" của Huế cũng chưa đẹp, như khu vực cầu Trường Tiền, biểu tượng nổi tiếng của tỉnh, vẫn còn rất nhiều người ăn xin ngồi hai bên đầu cầu.

Chợ Đông Ba, thiên đường ẩm thực ở Huế. Ảnh: Ngân Dương

Chợ Đông Ba, thiên đường ẩm thực ở Huế. Ảnh: Ngân Dương

"Huế còn cần nhiều chính sách để giữ để không bị chảy máu chất xám cũng như thu hút nhân tài trong ngành", Trân nói. Nhân tài của Huế không ít, nhưng hiện tại đều đổ đến các tỉnh thành khác vì quê nhà ít việc, giá lao động thấp. CEO Phạm Hà và Tiến Đạt cũng đồng tình với quan điểm này vì Huế thiếu trầm trọng các hướng dẫn viên nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Pháp. Trong khi đó, khách châu Âu là tệp khách yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử. Nhiều lần, các công ty du lịch phải từ chối khách vì không tìm kịp hướng dẫn viên du lịch địa phương giàu kinh nghiệm.

Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết chính quyền cũng đã định hướng nâng cao chất lượng và hướng đến các sản phẩm du lịch cao cấp phục vụ du khách. Tỉnh sẽ quan tâm, đầu tư hơn vào các khu nghỉ dưỡng cũng như mở rộng thêm nhiều đoàn tàu chất lượng cao, kết nối di sản các tỉnh miền Trung.

Để giải quyết vấn đề khách quá tải sẽ làm mất bản sắc Huế, ông Đạt cho rằng Huế đang có lợi thế cảnh quan tốt, môi trường trong lành, xanh sạch và chưa bị bêtông hóa. Do đó, khi lên thành phố trực thuộc TW, Huế chỉ cần quản lý tốt phần quy hoạch, phân khu phát triển du lịch, kinh tế, cư dân sinh sống rõ ràng và quy hoạch dự phòng kiểm soát quá tải.

"Đừng lo quá tải, hãy lo Huế đang ít khách và Huế buồn", CEO Hà nói.

Phương Anh - Võ Thạnh