Bệnh nhân khoa ung bướu tập yoga tại hành lang bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN
Khi đau ốm, bệnh tật, con người ta thường nghĩ đến những nỗi đau thể xác, có người thậm chí chọn cách buông bỏ để giải thoát khỏi cơn đau ấy mà không biết rằng có một liều thuốc đặc biệt được tạo ra từ chính bản thân, để vượt qua nỗi đau thể xác ấy.
Chiến đấu với bệnh tật nhờ tinh thần lạc quanNhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y khỏe hơn nhờ thay đổi thái độ, tinh thần.
Mới đây, câu chuyện của cô gái Đàm Thanh Huyền (26 tuổi, sống ở Hà Nội), còn được biết với nickname Nắng được nhiều người quan tâm khi trải qua 2 lần điều trị ung thư nhưng rất lạc quan.
Sau lần thứ 2 đối mặt với tử thần, Huyền quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để truyền cảm hứng đến nhiều người. Khác với hình ảnh cô gái lạc quan, vui vẻ như hiện tại, Huyền cho hay cô cũng từng trải qua những nỗi đau thể xác, muốn buông bỏ để thoát khỏi nỗi đau ấy.
Huyền kể sau những đợt truyền hóa chất, mái tóc rụng dần, toàn thân đau mỏi, nhiều đêm đau đớn khiến cô gái chỉ biết nằm khóc. Huyền đã từng bỏ điều trị vì không thể chịu nổi những nỗi đau ấy.
"Thế nhưng, nhờ sự động viên của bố mẹ, của bạn trai, tôi đã quyết định trở lại làm việc. Mọi người không ép mình phải lạc quan lên mà cứ âm thầm bên cạnh làm mọi điều cho mình vui, cùng mình làm mọi thứ. Khi tâm trạng tốt hơn, tôi đã quay trở lại bệnh viện tiếp tục điều trị", Huyền nói và chia sẻ chính sự vui vẻ, hạnh phúc đã khiến cô mạnh mẽ, tiếp tục cố gắng, không chỉ vì bản thân mà còn vì những người yêu thương mình.
"Trước đây, mình cứ nghĩ phải học giỏi, phải giỏi giang, thành công thì mới được mọi người yêu thương. Hóa ra không phải vậy, chỉ cần mình khỏe mạnh đã là hạnh phúc rồi", Huyền hóm hỉnh nói.
Còn chị Nga (32 tuổi, Hà Nội) cũng biết mình mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ nói có thể căn bệnh sẽ đi theo chị hết phần đời còn lại. "Tôi thường xuyên tập thể dục, Tranh cãi quanh đôi tất trắng bị cho là kém sang của HIEUTHUHAI ăn uống lành mạnh... nhưng bỗng nhiên bị bệnh. Ban đầu tôi cũng sốc và sốc nhất khi phản ứng phụ của thuốc khiến người tôi sưng phù vì tích nước, Cách chúng ta tương tác với chatbot AI đang thay đổi bắt đầu phải vào viện vì những đợt giảm tiểu cầu cấp...", khép vòng vây chị Nga nói.
Những đợt vào viện kéo dài, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển hai cô con gái của chị thường xuyên gọi điện, Bệnh hiểm nghèo không cần chuyển tuyến kể chị nghe đủ chuyện, khoe chúng đã biết nấu cơm, giặt quần áo khi mẹ vắng nhà.
"Lúc ấy tôi nghĩ mình phải lạc quan, vui vẻ để điều trị. Nếu ủ ê, chỉ nghĩ đến tiêu cực thì con gái cũng sẽ không vui. Phải để các con thấy mẹ là người lạc quan thế nào", chị Nga bộc bạch.
Bằng sự chấp nhận và hợp tác điều trị, đem theo tinh thần vui vẻ, lạc quan đối đầu với bạo bệnh, Huyền hay chị Nga ngày một vui hơn, các chị hiểu rõ hơn ai hết niềm hạnh phúc ấy sẽ làm vơi đi những cơn đau về thể xác.
Đàm Thanh Huyền, cô gái đã vượt qua 2 lần điều trị ung thư từ năm 11 tuổi đến nay và đang truyền cảm hứng bằng sự lạc quan - Ảnh:D.L
"Liều thuốc" từ sự vui vẻChia sẻ với Tuổi Trẻ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Huy Hoàng, thành viên Hội Tâm lý Việt Nam, cho hay cảm giác vui vẻ và hạnh phúc không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn có tác dụng sinh lý mạnh mẽ trong việc giảm căng thẳng.
Khi cảm thấy hạnh phúc, cơ thể và tâm trí của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đối phó với các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống.
"Khi chúng ta cảm thấy vui vẻ hoặc hạnh phúc, cơ thể sẽ giải phóng các hormone "hạnh phúc" như endorphin và dopamine. Những chất này giúp cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác lo âu, tạo ra cảm giác thư giãn. Chúng cũng có tác dụng làm giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể.
Thậm chí cảm giác hạnh phúc có thể cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Khi chúng ta vui vẻ, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, điều này gián tiếp làm giảm cảm giác căng thẳng, vì chúng ta cảm thấy khỏe mạnh hơn, có thể đối phó với các tình huống khó khăn một cách hiệu quả hơn.
Vui vẻ, hạnh phúc cũng làm giảm mức độ cortisol. Cortisol là hormone căng thẳng, và khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, cơ thể sẽ sản sinh ít cortisol hơn.
Mức cortisol cao liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả lo âu, mất ngủ và các vấn đề tim mạch. Cảm giác vui vẻ giúp giảm mức độ cortisol, từ đó giảm căng thẳng", chuyên gia Hoàng nói.
Chuyên gia này cũng chia sẻ khi ốm đau dù không thể thay thế điều trị y tế, nhưng cảm giác vui vẻ và hạnh phúc có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc giảm đau.
Vui vẻ giúp giải phóng endorphin - chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tinh thần (thông qua giải phóng cortisol - hormone căng thẳng) và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Những yếu tố này đều có tác dụng tích cực đối với quá trình chữa lành thể chất.
Theo ông Nguyễn Bá Tĩnh, trưởng phòng công tác xã hội - Bệnh viện K, khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, tại Việt Nam ứng dụng nhiều phương pháp điều trị ung thư rất hiệu quả. Một số bệnh có cơ hội chữa khỏi tới 90% nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài phác đồ hiện đại thì yếu tố quyết định rất lớn đến tỉ lệ thành công trong quá trình điều trị là liệu pháp tâm lý.
"Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chăm sóc tâm lý tốt sẽ giúp người bệnh ung thư giảm stress, giảm nguy cơ rối loạn tâm lý nặng ở các giai đoạn điều trị khó khăn, cải thiện kỹ năng ứng phó với bệnh, tăng cường chất lượng cuộc sống.
Điều trị tâm lý - xã hội kết hợp với thuốc giúp giảm hiệu quả các triệu chứng mất ngủ, buồn nôn, đau đớn trong quá trình điều trị.
Cũng bởi vậy, nhiều năm qua bệnh viện luôn duy trì chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện - dù chỉ là chương trình nhỏ nhưng khi âm nhạc, tiếng hát cất lên, tại thời điểm ấy người bệnh có thể cảm thấy yêu đời hơn, có thêm nghị lực, đặt niềm tin, lạc quan hơn khi điều trị", ông Tĩnh nói.
Bí quyết vui vẻ mỗi ngàyTheo các chuyên gia y tế, đừng để khi đau ốm chúng ta mới cố gắng vui vẻ, hạnh phúc để giảm đi nỗi đau về thể xác, mà mỗi ngày hãy học cách để tạo ra niềm vui cho bản thân.
Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng tư vấn mỗi ngày bạn hãy thực hành lòng biết ơn. Việc nhận ra những điều tích cực xung quanh, dù là những điều nhỏ bé như sức khỏe, gia đình, hay một thành công nhỏ trong công việc, sẽ giúp bạn duy trì một tâm trạng lạc quan và vui vẻ. Chỉ cần vài phút mỗi ngày.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui trong công việc thay vì chỉ tập trung vào áp lực và căng thẳng. Hằng ngày, dành thời gian cho các hoạt động ngắn giúp thư giãn như nghe nhạc, chăm sóc cây, chăm vật nuôi, ngắm món đồ mình thích, tập hít thở sâu...
Khi bắt đầu một ngày mới, hãy tạo một thói quen tích cực như uống một cốc nước ấm, đọc một đoạn sách truyền cảm hứng hoặc tham gia một bài tập thể dục nhẹ. Những thói quen này có thể giúp bạn khởi đầu ngày mới với tâm trạng vui vẻ và đầy năng lượng.