Việc không công bố dữ liệu tài chính quan trọng gây ảnh hưởng đến tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư - Ảnh: BÔNG MAI
Hơn chục năm trì trệ chưa lên sàn chứng khoánChỉ riêng từ đầu tháng 12 đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành tổng cộng 14 quyết định xử phạt các doanh nghiệp vi phạm trên thị trường chứng khoán, với tổng số tiền hơn 2,7 tỉ đồng.
Gần nhất là trường hợp Công ty cổ phần Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Promexco, từng là xí nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại). Doanh nghiệp bị phạt với tổng cộng 462,5 triệu đồng, do dính loạt vi phạm.
Cụ thể, Promexco không công bố nhiều tài liệu quan trọng trên hệ thống của SSC, bao gồm: báo cáo tình hình quản trị công ty (nửa đầu năm và cả năm 2022 và 2023, nửa đầu năm 2024), báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên (2022, 2023), nghị quyết và biên bản họp đại hội đồng cổ đông thường niên (2023, 2024). Đồng thời chưa lập trang thông tin điện tử theo quy định.
Đáng chú ý,bn cá xèng club cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cho biết Promexco đã nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng vào năm 2011, xem chàng v ca em full nhưng sau hơn chục năm vẫn không đăng ký giao dịch, cao th soi cu gii c bit niêm yết chứng khoán.
Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp này còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày.
Bên cạnh sản xuất đồ gỗ, bao bì, kinh doanh khách sạn… Promexco còn lấn sân sang mảng bất động sản, gắn liền với dự án Rose Town (Hà Nội), Promexco Móng Cái (Quảng Ninh).
"Ém" công bố thông tin trái phiếu, đưa dữ liệu tài chính sai lệchVào giữa tháng 12 này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa phạt 242,5 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai.
Vì lỗi không công bố hàng loạt tài liệu quan trọng: tình hình thực hiện cam kết với trái chủ, tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ (năm 2022 và nửa đầu năm 2023).
Nhiều lần công bố không đúng thời hạn về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị… Bị buộc hủy bỏ hoặc cải chính thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại một số báo cáo tài chính.
Nhiều công ty khác cũng bị phạt do dính sai phạm về công bố thông tin, đặc biệt gắn liền trái phiếu doanh nghiệp, gồm: Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang, Kết cấu thép ATAD Đồng Nai, Đầu tư tổng hợp Hà Nội, Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ, Nova Final Solution.
Song song đó, nhiều bên khác bị vạch ra lỗi sai như: Rạng Đông Holding (không công bố thông tin theo quy định, công bố sai lệch lợi nhuận sau thuế), Xây lắp Dầu khí Miền Trung (không công bố thông tin theo quy định, không đảm bảo số thành viên ban kiểm soát), Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (cấp khoản vay cho công ty mẹ)...
Quỹ ngoại muốn rót vốn lớn vào doanh nghiệp Việt 'giỏi và ngoan'ĐỌC NGAYKhông báo cáo về khoản vay trăm tỉSo với các doanh nghiệp bị xử phạt từ đầu tháng 12 đến nay, Tập đoàn Đất Xanh đứng đầu khi phải nộp phạt tổng cộng 515 triệu đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đầu năm nay tập đoàn bất động sản này đã đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng năm 2023, nhưng không thông qua đại hội đồng cổ đông.
Cụ thể, Đất Xanh dùng gần 36,6 tỉ đồng trong tổng số hơn 1.220 tỉ đồng thu từ đợt chào bán, để trả nợ vay cho Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An.
Đất Xanh còn bị phạt vì có vay ông Lương Trí Thìn (thành viên hội đồng quản trị) 30 tỉ đồng trong nửa đầu năm nay, nhưng chưa nêu tại phụ lục của báo cáo tình hình quản trị công ty.
Chưa kể, theo nghị quyết (ngày 21-3-2024) của Hà Thuận Hùng (công ty con), Tập đoàn Đất Xanh bảo lãnh cho khoản vay của Hà Thuận Hùng. Căn cứ thuyết minh của báo cáo tài chính riêng năm 2023 đã kiểm toán, Đất Xanh có vay ông Thìn, số dư tại ngày cuối năm vừa rồi là 150 tỉ đồng, nhưng không trình bày các giao dịch trên tại phụ lục báo cáo tình hình quản trị.
Dựa vào bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng năm ngoái, ông Lương Trí Thìn là chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh, đồng thời là chủ tịch Công ty cổ phần công nghệ Ihouzz và chủ tịch Công ty cổ phần dịch vụ tài chính bất động sản Tulip. Tuy nhiên, Đất Xanh không trình bày thông tin ông Thìn là người có liên quan với Ihouzz và Tulip.
Đất Xanh còn sai phạm về công bố thông tin: tình hình sử dụng tiền từ phát hành trái phiếu đã được kiểm toán nửa đầu năm và cả năm 2023, nhiều bản án và quyết định thi hành án liên quan tranh chấp hợp đồng thi công với đơn vị cung cấp dịch vụ - Công ty cổ phần Xây lắp và Vật tư Xây dựng...
Nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và củng cố lòng tin, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đang tăng cường năng lực, chất lượng quản lý và giám sát. Thúc đẩy tính công khai và minh bạch trong việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.